Tất nhiên là Tân Binh trong Ba Môn Phối Hợp. Chỉ có điều là Tân binh này là từ để anh nói đến sự nghiệp Chuyên nghiệp của mình trong Bộ Môn này. Trong 02 Bài viết này, anh có một chia sẻ về những thu nhập, chi phí về công việc của mình. Tui xin được dịch và gửi đến bạn đọc bài viết (những hình ảnh từ bài được giữ nguyên tiếng Anh và lấy từ web của anh).
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phần 1: Năm thứ Nhất
Tôi hay dùng các bài viết trong Blog của mình để chia sẻ những quan điểm, suy nghĩ của mình về cuộc hành trình trong Ba Môn Phối Hợp. Đây cũng là thời điểm thích hợp để nói về tài chính. Tôi phải thừa nhận một điều là tôi có đôi chút xấu hổ khi nêu lên chủ đề này. Tôi đã nói về thay đổi hình thể, các điểm yếu tinh thần và năng khiếu nữa nhưng Chủ đề Tiền bạc vẫn luôn là vấn đề Nhạy cảm. Hầu hết các VDV Pro đều có xu hướng ít đề cập đến vấn đề này.
Hôm nay, tôi sẽ cung cấp những chi tiết bên trong việc hoạch định Ngân sách kể từ khi tôi bước chân vào thế giới Pro từ năm 2014 (bài viết này đầu năm 2015). Tôi cũng sẽ nói đến những điều mà từ chỗ tôi xem môn này như là một thứ giải trí để biến nó thành một nghề sống được. Tôi học được rằng những kĩ năng như Lập kế hoạch thi đấu, Tiếp thị, Tiết kiệm cũng quan trọng không kém gì Bơi, Đạp xe, Chạy bộ cả. Và tất nhiên, tôi mong muốn được cho nhiều người có xua tan đi những nghi ngờ và hi vọng mua vui được chút đỉnh.
Khoản thu nhập cho một Lính mới (Pro) Ba Môn Phối hộ sẽ rơi đâu đó vào khoảng nghề của một "người nhập cư chưa có đầy đủ kĩ năng" và một người trông trẻ. Thậm chí nhiều Pro còn phải vật lộn và đi tìm thêm những nguồn thu mới bên cạnh tiền thưởng và tài trợ. Tôi hiện đang làm thêm việc Bán thời gian cho một cửa Công ty Tư vấn Môi trường địa phương. Chủ yếu tôi làm ở nhà với thời gian khá là linh hoạt. Thêm nữa, ông sếp cũng là fan của Ba Môn Phối hợp nên may mắn cũng tạo điều kiện tốt cho tôi.
Năm ngoái, khá là ngạc nhiên khi tôi cũng kiếm đủ thu nhập để trang trải cho những phi phí liên quan. Tôi tin chắc rằng những con số trong bài này sẽ có nhiều phản hồi khác nhau. Một số sẽ có những cái nhíu mày, một số sẽ ngạc nhiên nữa.
Năm nay, tôi quyết định là theo đuổi tiền tài vẫn sẽ là những ưu tiên thứ yếu. Ba mẹ tôi hay chia sẻ những quan điểm về một cuộc sống đơn sơ và tiêu xài ở mức cơ bản và điều đó sẽ theo tôi trong những thời gian tới. Với tư tưởng đó, tôi sẽ theo đuổi bộ môn này chừng nào còn có thể:
- Duy trì được sự tự chủ về mặt tài chính,
- Tránh các Khoản vay nợ và tiếp tục tiết kiệm và đầu tư.
Ngân sách dành cho Ba Môn Phối hợp - 2014.
Lâu nay, tôi vẫn thường ghi chú tất cả từng đồng mà tôi kiếm hay chi tiêu trong môn này. Bảng kê chi tiết bên dưới đây (tính theo tiền Dollar Canada) không bao gồm những thu nhập tôi kiếm được bằng nghề khác
Dưới đây là một số cách mà tôi duy trì việc chi phí ở một mức khá thấp:
- Mua các vật dụng không đến từ Nhà tài trợ bằng các món đồ đã qua sử dụng và hiếm khi mua món nào là hàng mới nhất.
- Sắp xếp để ở Homestay tại các cuộc thi khi có thể. Thực tế, tôi chỉ trả tiền Khách sạn một lần trong năm và tất nhiên cưa đôi tiền cùng với các Pro khác. Thiệt là đã!
- Mượn con xe Toyota Prius của ông bà già và tự lái đến các giải. Tốn khoảng 4-5L/100k. Nhiều khi còn đi xe đò (carpool) cùng với các bạn đồng hành khác.
- Khi phải di chuyển bằng máy bay, tôi có nhà tài trợ nhiệt tình giúp tôi tiết kiệm món này.
- Tôi không trả một chi phí nào cho chăm sóc Sức khỏe, Trị liệu, Mát xa.
- Tôi mang theo thức ăn khi du đấu hoặc mua tại các cửa tiệm bách hóa, ít khi vào Nhà hàng. Thậm chí tôi có thể đếm được số lần vào Nhà hàng trên đầu ngón tay.
- Thu nhập và chi phí của tôi chủ yếu là tiền Dollar Mĩ, thế là tôi làm cái thẻ tiết kiệm và tín dụng để tránh các phí giao dịch.
Nhìn chung thì tổng thu nhập trên cũng không đến nỗi nào. Nhìn xa hơn một tí, theo những gì tôi biết thì để thu nhập cỡ 50,000$ / năm thì mỗi VDV phải thi đấu cỡ 100 giải. Tất nhiên là tôi còn phải cố gắng rất nhiều. Những cái hay ho nhất đang ở phía trước.
CHI PHÍ SINH HOẠT
Khoản này của tôi cũng như những bạn bè không tập luyện Ba Môn Phối hợp rơi vào khoảng từ 8,000 - 10,000$ mỗi năm. Nghe có vẻ nực cười vì khá thấp, bởi vì tôi hiện đang ở nhà của bố mẹ ở vùng quê Ontario và trả một cái mức phí vô cùng hợp lí, chừng 600$/tháng cho cả tiền ăn. Nếu không kể dành cho Triathlon thì tôi hầu như chẳng chi tiêu tẹo nào cho các hạng mục giải trí, du lịch hay mua sắm. Một số khoản cũng được tối giản ở mức tối đa khi so với bạn bè trang lứa như tôi không có xe và điện thoại riêng, ít khi bù khú ăn nhậu. Đến đây chắc các bạn cũng thấy một PRO Triathlete cũng chẳng vương giả gì cho lắm.
Tôi đang cân nhắc cho một số điều thay đổi cho một hoặc hai năm tới như thêm một khoản chi phí cho việc tập huấn ở Woodlands, TX, nơi mà các HLV của tôi đang sống. Xa hơn là kế hoạch cho việc mua một mẫu đất, thiết kế và xây dựng một căn nhà nhỏ nhỏ trên đó.
CÁC CON SỐ TỪ TRIATHLON
Dưới đây là những ước tính từ lối sống đơn giản của tôi. Nếu mọi chuyện suôn sẻ vào năm 2015, tôi hi vọng sẽ vươn lên trong nghề nghiệp mà vẫn kiếm được chút đỉnh từ nghề tư vấn của mình.
- Chi phí sinh hoạt: 10,000$
- Chi phí Ba Môn Phối hợp: 5-10,000$
- Tiết kiệm: 5-10,000$.
Tổng cộng: 20-30,000$
Như đã nói, tôi không muốn Triathlon sẽ khiến tôi căng thẳng về mặt tài chính và giới hạn đi các cơ hội trong tương lai. Mục tiêu của tôi là tiếp tục phấn đấu nhưng đồng thời cũng phải tiết kiệm cho thời gian sau này. Đến bây giờ, tôi nghĩ khoản tiền tiết kiệm từ 5-10,000$ là mục tiêu hợp lí mà tôi hướng đến.
TÀI TRỢ
Bài viết này sẽ thiếu thiếu nếu không nói đến các Nhà tài trợ. Một VDV thành công có thể kiếm được thu nhập hẳn không phải đến các Giải, Tiền thưởng mà phải đến từ Nhà tài trợ. Bạn có thể thấy là các tân binh Pro như tôi chắc sẽ không bao giờ có tiền mặt từ Nhà tài trợ mà chủ yếu là Sản phẩm. Các vật dụng này rất quan trọng và đáng giá nhưng Nhà tài trợ sẽ không trả tiền đâu.
Khi bạn là đại diện cho chính mình thì không thể tránh khỏi các khó khăn và vụng về trong thương lượng. Nhưng bài học mà tôi rút ra được nếu mày không hỏi thì mày sẽ không được. Một số dạng hỗ trợ tài chính khác thường đến như tiền thưởng thành tích, tiền trợ cấp đi lại,... Không có thỏa thuận tài trợ nào của tôi có các khoản tiền thưởng này nhưng tôi tin chắc là sẽ có thay đổi trong năm 2015.
Một số người cho rằng có nhà tài trợ hay không liên quan đến kết quả thi đấu của bạn. Một số khác thì cho rằng kết quả không phải quan trọng nhất mà là những tương tác đến thương hiệu của họ trên mạng xã hội. Tôi thì cho rằng tôi ở đâu đó ở giữa. Một số Nhà tài trợ tìm đến các VDV với một loạt các tiêu chí: năng lực, tiềm năng, danh tiếng, kết quả. Nói chung thì kết quả như là những cảnh cổng mở ra các cơ hội mới cao hơn. Dưới đây là một số chú giải của tôi về tài chính và giải thưởng như sau:
- Hơn một nữa tiền thưởng của tôi đến từ kết quả thứ hai ở một giải và 70% đến từ hai giải thi. Điều này cho thấy tầm quan trọng của quy mô giải đó và việc lựa chọn kĩ giải và may mắn đến thì ngon lành.
- Hai lần DNF tại các giải địa phương ngốn của tôi hết 1,000$. Xịt lốp và quay đầu sai một cái là đi toong.
- Các VDV nước ngoài khi thi đấu ở Mĩ thì mất toi đến 30% tiền thuế.
- Một số Nhà tổ chức các Giải cũng thường hay chậm trễ việc trả tiền từ lúc đưa cái phong bì trên bục Podium. Tốt hơn hết, tiền thưởng nên được trả liền để kích thích như doping đồng thời giúp các VDV có dòng tiền lưu thông tốt hơn.
Mời các bạn đón đọc tiếp phần 2: